Nhà thờ thánh St. Peter - Vatican

Nhờ lối kiến trúc độc đáo và những truyền thuyết lịch sử, nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Nhà thờ thiên chúa giáo St. Peter là nhà thờ mang kiến trúc của cuối thời kỳ phục hưng nằm tại thành phố Vatican. Nhà thờ St. Peters (chính xác là nhà thờ xây kiểu có 2 dãy cột giống pháp đình cổ La Mã, có 2 hàng cột) có nội thất lớn nhất trong các nhà thờ Thiên chúa giáo trên thế giới có thể chứa hơn 60.000 người với diện tích 2,3ha. Nơi đây được coi là nơi thiêng liêng nhất của Kito giáo. Nhà thờ này đã từng được miêu tả rằng "nơi đây nắm giữ những gì độc đáo nhất của thế giới Kito giáo" và là "nhà thờ lớn nhất trong tất cả các nhà thờ của đạo Cơ đốc". Trong truyền thống Công giáo, đây là nơi chôn cất Thánh Peters và nhà thờ mang tên vị Thánh. Thánh Peter là một trong mười hai tông đồ của Chúa Giêsu và theo truyền thống, vị Thánh này sẽ là Đức Giám mục đầu tiên của thành Rome và tiếp đó là Đức Giáo Hoàng đầu tiên. Mặc dù Tân Ước không đề cập đến tử đạo của Peter tại Rome. Theo truyền thuyết và một số chứng cứ lịch sử đã chứng minh ngôi mộ của Thánh Peter được người ta chôn cất trực tiếp bên dưới bàn thờ của nhà thờ này. Cũng chính vì lý do đó mà nhiều Giáo Hoàng đã được chôn cất tại nhà thờ St Peter kể từ thời kỳ đầu của Cơ đốc giáo. Ở đó đã từng có một nhà thờ từ thế kỷ thứ 4. Nền móng của nhà thờ hiện nay được xây dựng từ nhà thờ Constantinian cũ, được khởi công bắt đầu vào ngày 18 tháng 4 năm 1506 và hoàn thành vào ngày 18 tháng 11 năm 1626.Nhà thờ St. Peters ngày nay nổi tiếng là một nơi hành hương, phục vụ cho chức năng tôn giáo và những di tích lịch sử mang trong mình. Nhà thờ luôn được gắn liền với sự quan tâm của các Giáo Hoàng và việc cải cách cùng với các kiến trúc sư. Đáng kể nhất đó là kiến trúc sư Michelangelo. Đây là một tác phẩm của kiến trúc, nhà thờ đã từng được coi là tòa nhà lớn nhất vào thời đấy. Thực tế, người ta thường hay quan niệm sai, một sai lầm phổ biến, nhà thờ St. Peters không hẳn là một nhà thờ vì nó không phải là chỗ của một Giám Mục mà đúng hơn phải gọi là một nhà thờ Giáo Hoàng.Nhà thờ St. Peters là một trong bốn nhà thờ Giáo Hoàng hay còn gọi là một trong bốn nhà thờ lớn ở Rome. Những nhà thờ khác là nhà thờ St. John Lateran, Santa Maria Maggiore và St Paul ở bên ngoài. Nhà thờ St. Peters là tòa nhà nổi bật nhất bên trong thành Vatican, mái vòm của nhà thờ có thể thấy đường chân trời của Roma. Nhờ vào lối kiến trúc độc đáo và những truyền thuyết được truyền lại, nơi đây giờ đã trở thành điểm du lịch và di tích lịch sử tôn giáo thú vị thu hút khách du lịch quốc tế.
-------------------------------------------------------------------
Công trình Nhà thờ Thánh Peter kỷ niệm việc Thánh Peter được Chúa Jesus phong làm tông đồ chính. Vì Rome là thủ đô của đế chế La Mã, hai tông đồ Peter và Paul đã tới thành phố này để truyền đạo trong thiên niên kỷ đầu tiên.
Tuy nhiên, khi những người Thiên chúa giáo bị hành hình vì đức tin của họ, năm 64 sau công lịch, tông đồ Peter bị bắt và đưa tới đấu trường La Mã rồi hành hình trên cây thánh giá. Thi hài của ngài được đưa ra ngoài tường của trường đấu và ngài được chôn cất trong một ngôi mộ nhỏ có mái che ở sườn đồi Vatican.
Gần 300 năm sau, Constantine, vị đế vương theo đạo Thiên chúa đầu tiên của thành Rome tuyên bố rằng một nhà thờ sẽ được xây lên tại nơi đặt mộ của Thánh Peter. 1300 năm sau thì những chi tiết về ngôi mộ này đã bị quên lãng. Từ những năm 1930, Vatican không thể đưa ra được bằng chứng gì là thánh Peter được chôn cất bên dưới nhà thờ. Tới năm 1939, các công nhân tu sửa khu hầm bên dưới nhà thờ St Peter, nơi mai táng truyền thống của các giáo hoàng, đã có một phát hiện đáng kinh ngạc. Ngay bên dưới sàn nhà, họ phát hiện ra một ngôi mộ La Mã cổ. Và đó không chỉ có một ngôi mộ mà cả thế giới của người chết. Sau nhiều tháng đào bới, những người khai quật đã tìm đến một khu vực những ngôi mộ cổ hơn, gần khu vực bên dưới án thờ. Ngay dưới án thờ, người ta tìm thấy một khu vực chôn cất lớn và một bức tường sơn đỏ. Trong một hốc tường là xương của một người đàn ông.
Năm 1968, Giáo hoàng Paul VI tuyên bố đây chính là xương của Thánh Peter.
Được xây dựng trong vòng hơn 100 năm, công trình nhà thờ St Peter là viên ngọc trên chiếc vương miện Vatican. Những người trông nom nơi này được gọi là sampietrini, có nghĩa là người của Thánh Peter. Họ trông coi 44 án thờ, 27 nhà thờ nhỏ, 800 chúc đài treo, 390 bức tượng, 135 bức khảm, và hơn 15.000 m2 nền nhà làm bằng đá hoa cương. Một năm 2 lần, các sampietrini lại lau rửa công trình baldachino của Bernini, một mái vòm bằng đồng cao 29 m ở phía trên án thờ của giáo hoàng.
Đội sampietrini được thành lập nên gần 400 năm về trước. Khả năng làm việc trên những độ cao ngất trời trên nhà thờ và dãy cột đã khiến cho họ có biệt danh là những “nhà nhào lộn không biết ngã”. Vào những dịp đặc biệt trong quá khứ chẳng hạn như khi một giáo hoàng đăng quang, các sampietrini sẽ chuẩn bị lễ treo đèn kết hoa. Trong dịp này, hàng nghìn chiếc đèn lồng và đuốc dược đặt khắp nơi ở mặt tiền và trên dãy cột nhà thờ St Peter. Thậm chí nơi đỉnh mái vòm chót vót cũng được trang trí bằng những ngọn đèn.
Cho đến năm 1506, nhà thờ St Peter, nhà thờ chính ở Vatican vẫn còn rất nhỏ và ọp ẹp. Học theo các hoàng đế và sultan, Giáo hoàng Julius II quyết định tạo cho nhà thờ xưa cũ một mái vòm. Ông thuê kiến trúc sư Donato Bramante làm việc này. Ý tưởng của Bramante khá đơn giản: một chữ thập kiểu Hy Lạp với những cánh toả ra chung quanh mái vòm trung tâm. Nhưng cả Bramante lẫn giáo hoàng đều qua đời trước khi công trình được hoàn thành. Năm 1546, một chàng nghệ sĩ trẻ từ Florence có tên Michelangelo được toàn quyền xây nhà thờ St Peter, nhà thờ lớn nhất của đạo Thiên chúa giáo.
Michelangelo đã thiết kế lên một mái vòm khiến cho công trình Pantheon gần đó cũng phải lu mờ. Về đường kính thì nó nhỏ hơn Pantheon, nhưng cao hơn nhiều. Làm gần như hoàn toàn bằng đá nặng, công trình vòm có đường kính 42 m và chiều cao 138 m. Để đỡ được một mái vòm khổng lồ như thế, các thợ xây phải đặt 3 vòng sắt bên trong lớp đá của mái vòng. Công trình được hoàn thành vào năm Tuy nhiên, về sau những vết rạn đã xuất hiện xung quanh chân mái vòm. Đến thế kỷ 16, các kỹ sư của Vatican phải thêm vài vòng đỡ khác, trong một đợt sửa chữa khẩn cấp. May sao, giải pháp này đã đương đầu được với thời gian.
Bernini thiết kế quảng trường St Peter, dưới thời Giáo hoàng Alexander VII (1655 -1667). Mục đích của ông là mở rộng mặt tiền nhà thờ để hàng nghìn người có thể nhìn thấy và được giáo hoàng ban phước.
Vì vậy ông tạo ra một hình êlip, với 4 dãy cột bao bọc quảng truờng. Những dãy cột tượng trưng cho những cánh tay của nhà thờ. Phía trên có tổng cộng 140 bức tượng thánh. 90 bức là tác phẩm của những phụ tá của Bernini, chủ yếu là Lazzaro Morelli và Giovanni Maria de Rossi. Năm 1702, giáo hoàng Clemens XI quyết định đưa thêm 50 bức tượng. Nổi lên ở giữa là huy hiệu khổng lồ của Alexander VII.

Ở trung tâm của quảng trường là một tượng đài Ai Cập cổ cao 25,5 m, nặng 320 tấn. Năm 1586, khi các công nhân chuyển nó về đây theo lệnh của Giáo hoàng Sixtus V, họ đã cẩn thận xem kỹ quả cầu bằng kim loại ở phía trên tượng đài. Theo lời đồn đại thì hài cốt của Caesar được giấu ở đây, nhưng họ không tìm được gì.
Tượng đài ở trung tâm quảng trường được xây tại Ai Cập dưới thời Augustus.
Mặc dù thiết kế đại đa phần Nhà thờ St Peter (hoàn tất năm 1626), Michelangelo từ chối nhận tiền thù lao cho công trình của mình.

Trước khi chết, ông Bramante thuyết phục Giáo hoàng lệnh cho Michelangelo vẽ trên trần nhà thờ Sistine, vì nghĩ rằng Michelangelo - một nhà điêu khắc chứ không phải một hoạ sĩ - sẽ làm hỏng việc. Bramante đã lầm to. Những bức tranh vẽ trên tường Nhà thờ Sistine được coi là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của nghệ thuật phương Tây.
-------------------------------------------------------------------------------------
Nội các công trình trong Vatican - như bức tranh khổng lồ trên trần Nhà thờ Sixtine hay Căn phòng Rafael - đã là những tác phẩm nghệ thuật vô giá. Nhưng nơi đây còn là một khu bảo tàng đồ sộ, lưu giữ tác phẩm của rất nhiều nghệ sĩ đại tài - một thế giới đầy những điều bí ẩn và hấp dẫn.
Khu bảo tàng Vatican là một nhóm các lâu đài với khoảng 10.000 phòng, nhà triển lãm, thư viện. Các bảo tàng nghệ thuật nổi bật là:
Bảo tàng Chiaramonti trưng bày khoảng 1.000 tác phẩm điêu khắc, chạm khắc Hy Lạp - La Mã, cùng nhiều bức tượng Ai Cập do Augustus đưa về Rome.

Bảo tàng Pio Clementino: Có tượng Laocoon nổi tiếng, xuất xứ từ Tòa nhà Vàng của Nero, từng được tôn vinh là "tác phẩm hơn hẳn bất cứ bức tranh hay pho tượng đồng nào". Tượng thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp với vẻ đẹp cổ điển lý tưởng (thường gọi là tượng Apollo Belvedere - Belvedere là tên tòa nhà đặt tượng). Rồi bức tượng Thân người Belvedere (có lẽ để miêu tả Hercules) có nhiều ảnh hưởng tới đến phong cách của Michelangelo sau này...

Laocoon. Apollo Belvedere. Thân người Belvedere.



Căn phòng Rafael: Năm 1508, Giáo hoàng Julius II Della Rovere giao cho Rafael Sanzio (khi ấy mới có 25 tuổi, được Bramante giới thiệu) vẽ những bức tranh trên tường trong 4 gian phòng của mình ở tầng trên cùng. Kích thước 3 căn phòng của Giáo hoàng khá khiêm tốn, căn thứ tư thì lớn hơn nhiều. Người ta hay gọi chung tất cả là "Căn phòng Rafael". Dưới đây là một số hình ảnh trong đó:





Chúa tách ánh sáng khỏi bóng tối Adam và Eve làm việc. Jacob gặp Rachel.



Phòng triển lãm tranh Vatican: Giáo hoàng Pius XI ra lệnh xây dựng nhà triển lãm này vào năm 1932 để trưng bày bộ sưu tập của Vatican có từ năm 1800, dưới thời Giáo hoàng Pius VI. Tại đây, ta có thể tìm thấy những tác phẩm xuất sắc nhất của Giotto, Cimabue, Beato Angelico, Melozzo da Forli, Perugino, Titian, Domenichino, Caravaggio, Rafael và Leonardo da Vinci. Ngoài ra, còn có gian giành riêng cho Nghệ thuật Hiện đại.





"Thánh Jerome" - Leonardo da Vinci. "Lễ biến hình" - Rafael.



Và sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới các bức tranh trên trần nhà thờ Sistine.



Michelangelo và công trình trần Nhà thờ Sistine



Ví thử Michelangelo (sinh ngày 6/3/1475) chỉ đạt được một trong 3 kỳ tích: tạc bức tượng David, xây dựng nhà thờ St Peter, hay vẽ trên trần Nhà thờ Sistine, ông cũng đã có được một chỗ đứng vững chắc trong lịch sử. Nhưng ông lại làm được cả 3 điều này.



Vốn chỉ coi mình là một nhà điêu khắc nên khi nhận lệnh của Giáo hoàng vẽ trần Nhà thờ Sistine, Michelangelo tỏ ra rất ngần ngại. Ông than: "Vẽ đâu phải nghề của tôi". Tuy nhiên, Giáo hoàng cứng đầu hơn ông. Và giống như tất cả các công trình khác mà ban đầu ông đều chối từ, khi buộc phải bắt tay vào làm, Michelangelo đổ vào đó tất cả công sức và tinh thần của mình.



Điểm qua vài nét về Nhà thờ Sixtine: Năm 1475, Giáo hoàng Sixtus IV quyết định xây nhà thờ này, một nơi biệt lập và được xây rất vững chắc. Nhà thờ Sixtine có hình khối chữ nhật, cao 20,7 m, dài 40,93 m, rộng 13,41 m. Năm 1483, những họa sĩ kiệt xuất nhất của thời kỳ Phụng hưng đã bắt đầu làm việc ở đây: Perugino, Botticelli cùng một số người khác đã vẽ các bức tranh tường minh họa Kinh Tân ước và Kinh Cựu ước.





Adam được tạo ra.



Năm 1508, Giáo hoàng Julius II lệnh cho Michelangelo vẽ lại trần nhà thờ. Ông hoàn tất công việc vào năm 1512. Đó là những bức minh họa các hồi trong câu chuyện Chúa sáng tạo ra thế giới (quyển đầu của Kinh Cựu ước). 23 năm sau, ông vẽ bức Phán quyết cuối cùng trên bức tường đằng sau án thờ. Michelangelo luôn phải làm việc trong tình trạng nằm ngửa người trên giàn giáo.



Trần nhà thờ Sistine bộc lộ tài năng của Michelangelo ở độ sung mãn nhất. Kể lại câu chuyện về sự sáng tạo ra thế giới trên trần nhà là một công việc cực kỳ khó khăn. Phần vì Michelangelo là một người kỹ tính, phần vì ông phải thể hiện sự sâu sắc của thần học một cách đơn giản để người bình thường cũng có thể hiểu được, phần nữa vì ông phải phối hợp những chủ đề tôn nghiêm trong kinh thánh với nghệ thuật ignudi - hình ảnh con người khỏa thân với vẻ đẹp siêu phàm.





Bà thầy bói xứ Cummes.



Một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất là "Bà thầy bói xứ Cummes". Bà đã chỉ dẫn cho Aeneas, giúp chàng hành trình xuống âm phủ. (Đây là tình tiết trong tác phẩm Aeneid bằng tiếng Latinh của nhà thơ Vergil, kể về cuộc phiêu lưu sau khi thành Troy thất thủ của chàng Aeneas - con trai nữ thần sắc đẹp Aphrodite và Anchisis, một người thành Troy). Bà thầy bói ngả đầu ra phía trước, không để ý đến cái gì khác ngoài quyển sách của mình.



Michelangelo không bỏ công gắng sức vẽ trang phục các nhân vật tiên tri giống như trong lời kể thần thoại. Ông chỉ quan tâm đến giá trị tượng trưng của họ - một giá trị nhân văn - những con người được soi sáng về tinh thần, tỉnh táo và không bao giờ nhầm lẫn. Một số nhà tiên tri được miêu tả trong dáng hình những người già, lưng còng, nét mặt hoảng hốt trước những viễn cảnh mà họ nhìn thấy.



Còn tác phẩm "Phán quyết cuối cùng" thực chất là sự lên án cuối cùng của Michelangelo đối với thế gian. Hình tượng Chúa Jesus giống như vị thần Apollo vĩ đại và nghiêm khắc. Sức mạnh trong bức tranh trào ra từ sự tuyệt vọng của chính người họa sĩ. Michelangelo ví mình như tấm da người bị lột (chi tiết Thánh Bartholomew và tấm da lột), một con người bị vắt kiệt sức lực.





Chúa Jesus - Vị quan tòa Thánh Bartholomew và bộ da bị lột Cuộc chiến giữa các thiên thần và những kẻ bị đày xuống địa ngục.



Bảo quản các tác phẩm



Một đội ngũ người phục chế nghệ thuật giỏi nhất thế giới đang bảo quản những tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị của Vatican. Bên dưới các viện bảo tàng và phòng triển lãm, trong khu vực mà khách du lịch không được đặt chân tới, các nghệ nhân đang làm việc miệt mài tại 3 phòng thí nghiệm phục chế: đồ bằng đá hoa cương, thảm thêu và tranh vẽ.



Người phụ trách công tác bảo dưỡng và phục chế bộ sựu tập tranh đồ sộ ở Vatican là Maestro Maurizio de Luca: “Để có một bộ sưu tập tranh lớn như vậy, phải kể đến công sức của Nhà thờ và các giáo hoàng trong nhiều thế kỷ". Maestro de Luca ví phòng thí nghiệm phục chế với một loại bệnh viện: “Bác sĩ trong bệnh viện này thuộc nhiều chuyên khoa, luôn sẵn sàng cho bất cứ tình huống khẩn cấp nào. Tuy nhiên, chúng tôi lại là những người may mắn vì có cơ hội bảo quản chừng ấy tác phẩm nghệ thuật”.





Bức thảm thêu của xứ Flanders làm bằng chất liệu len, lụa và chỉ mạ bạc.



Tại một trong những khu cổ xưa nhất ở bệnh viện này, một loạt các tác phẩm thêu đang được phục chế. Nhiều bức tranh thảm thêu được làm dựa theo các tác phẩm của Rafael sau khi ông mất. Ngoài ra, còn có có các tác phẩm của xứ Flanders. Chất liệu được sử dụng: lụa, len và cả vàng.



Thời gian và công tác bảo dưỡng không chu đáo đã tàn phá nhiều tác phẩm. Trong hàng thập kỷ nay, trách nhiệm bảo quản các tranh thêu được giao cho một nhóm các xơ dòng Francis và những thợ thủ công. Xơ Angela Messina đã dành cả đời mình để phục chế lại những tác phẩm như thế này. Bà làm ở đây được 35 năm. Nhiệm vụ của bà là dùng kéo và... cắt vào những bức thảm thêu vô giá: “Chúng tôi cố gắng không đụng đến một số phần như ở đây là phần thêu bằng lụa. Tôi phải làm rất chậm từng mũi từng mũi một - bỏ đi phần phục chế cũ và giữ nguyên những phần nguyên bản”.



Quan trọng nhất trong công tác phục chế các tác phẩm thêu là chỉ. Phòng thí nghiệm ở đây có một thư viện với hơn 6.000 sắc màu chỉ khác nhau.



Những người ở đây đã mất 3 năm để phục chế 1 bức tranh thêu và sẽ phải cần đến 1 năm nữa để hoàn tất. Thế rồi xơ Angela và các đồng nghiệp sẽ bắt tay vào bức thảm thêu tiếp theo, vì đây chỉ là một trong loạt 10 tác phẩm đang chờ đợi bàn tay khéo léo của bà.